"Thân hình hoàn hảo" trong chạy bộ là gì? Tại sao không nên ép người chạy theo tiêu chuẩn nhất định?

Nhat Pham

"Thân hình hoàn hảo" trong chạy bộ là gì? Tại sao không nên ép người chạy theo tiêu chuẩn nhất định? image

Chạy bộ là 1 môn thể thao có lợi cho sức khỏe, kể cả với những người không chuyên. Nhưng với giới thể thao chuyên nghiệp, có những góc khuất trong vấn đề này, khiến họ bị ảnh hưởng lớn về mặt sinh học, tâm lý, bắt nguồn từ những quan điểm sai lầm về "thân hình hoàn hảo" khi tham gia chạy bộ.

"Thân hình hoàn hảo" trong chạy bộ là gì? Tại sao không nên ép người chạy theo tiêu chuẩn nhất định?

Luôn có nhiều loại áp lực trong thế giới của những người chạy bộ. Trong đó, điều tệ nhất là áp lực phải sở hữu "thân hình hoàn hảo" của các vận động viên, như những hình ảnh hào nhoáng trên Instagram. Theo đó, "thân hình hoàn hảo" là khi 1 vận động viên càng phải có cơ thể mảnh khảnh, dẻo dai, thậm chí là gầy để có thể dễ dàng chiếm lợi thế trong các cuộc đua.

Quan điểm "càng gầy càng nhanh" đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ, nhưng lời tố cáo của vận động viên điền kinh Mary Cain đã khiến vấn đề này trở thành tâm điểm trở lại trong thời gian gần đây.

Trong 1 video được đăng tải bởi The New York Times, Mary Cain kể lại quãng thời gian bị "lạm dụng cả thể chất lẫn tinh thần" khi là thành viên của Dự án Nike Oregon, vốn dùng để phát triển điền kinh nước Mỹ. Mary Cain kể lại rằng cô bị huấn luyện viên Alberto Salazar ép giảm cân liên tục và cực đoan xuống mức 51kg, thậm chí đo cân nặng của cô trước mặt các đồng đội. Mary Cain khi ấy mới 17 tuổi, bị kinh nguyệt không đều, tự hành hạ bản thân và có ý định tự tử,. Cô quy trách nhiệm cho "hệ thống mà HLV Alberto xây dựng còn Nike thì dung túng".

Vấn đề giảm cân cực đoan cũng liên quan đến hội chứng RED-S (hội chứng thiếu năng lượng tương đối trong thể thao), xảy ra khi lượng calo nạp vào không đủ cho nhu cầu vận động. Hội chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới trao đổi chất, kinh nguyệt, xương, miễn dịch, tim mạch và sức khỏe tâm lý của các vận động viên. Đối với Mary Cain, hội chứng này chính là nguyên nhân khiến cô bị gãy xương đến 5 lần.

DỰ ĐOÁN THỂ THAO TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY

Đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ, mà còn trở thành bài toán nan giải toàn cầu. Theo nghiên cứu đăng trên Asian Journal of Sports Medicine, các vận động viên có nguy cơ phát triển rối loạn ăn uống và tập luyện cao hơn 20% so với người bình thường. Trong các môn thể thao đòi hỏi sức bền như chạy bộ, điều này càng trở nên nghiêm trọng khi quan điểm "càng gầy càng nhanh" đã trở thành chân lý.

Trước thềm Olympic 2012, huấn luyện viên Charles Van Commenee của đội tuyển điền kinh Anh từng bị chỉ trích vì gọi những vận động viên nữ là "béo, mập". Khi bị chất vấn, ông trả lời bình thản: "Trong 40 năm làm nghề, tôi gọi nhiều người là béo, vì đó là thực tế".

Bên cạnh những vận động viên chuyên nghiệp, tình trạng lệch lạc về hình thể cũng đang len lỏi vào cộng đồng chạy phong trào. Chuyên gia dinh dưỡng thể thao Renee McGregor và quản lý truyền thông của parkrun, ông Tom Fairbrother, đã sáng lập chiến dịch #TrainBrave để nâng cao nhận thức về rối loạn ăn uống, hướng dẫn các câu lạc bộ thể thao hỗ trợ vận động viên một cách đúng đắn.

THƯỞNG CỰC LỚN KHI DỰ ĐOÁN THỂ THAO TẠI ĐÂY

"Vấn đề lớn nhất hiện nay là nhiều người xem chạy bộ như một hình thức trừng phạt bản thân để đốt calo. Chạy bộ không phải là vì 'tôi ăn quá nhiều', mà bản chất phải là 'tôi yêu điều đó'", Renee McGregor nhấn mạnh. Theo cô, lợi ích của chạy bộ không đơn thuần là đốt calo, mà còn những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tim mạch, tâm lý, hoóc-môn hạnh phúc và những trải nghiệm xã hội hoặc khám phá thiên nhiên.

Với những nhận định kể trên, "thân hình hoàn hảo" không nên được đo đếm bằng chiều cao, cân nặng hay vòng eo. Trong môi trường thi đấu chuyên nghiệp, với chế độ huấn luyện bài bản và dinh dưỡng kiểm soát chặt chẽ, cơ thể vận động viên sẽ thay đổi theo cách tích cực. Tuy nhiên, khi những hình ảnh hoàn hảo theo định nghĩa "chuẩn mực" vô tình trở thành áp lực và sự xúc phạm, thì đó không còn là lý tưởng của thể thao, mà là 1 suy nghĩ lệch lạc của những người liên quan.

Đối với mọi người, ai bước ra đường chạy đều xứng đáng có 1 "thân hình hoàn hảo" theo cách riêng của họ, không cần tuân theo bất kỳ chuẩn mực nào.

Lược dịch từ bài viết của RunnerWorld.

XEM THÊM: Pacer là gì? Các loại pacer trong chạy bộ và cách sử dụng hiệu quả nhất

Nhat Pham

A content creator from Vietnam. Have passion with basketball and soccer, a strong supporter of Saigon Heat, Los Angeles Lakers and Arsenal.