NBA là một thế giới bóng rổ riêng, giải đấu hoạt động theo quy trình khép kín và có luật lệ có chút khác biệt so với luật FIBA, luật bóng rổ được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Dưới đây là những khác biệt về luật bóng rổ giữa NBA và FIBA.
Kích thước sân đấu
Sân thi đấu tiêu chuẩn NBA là dài 28m65, rộng 15m24. Trong khi đó, kích thước tiêu chuẩn theo quy định của FIBA là 28m và rộng 15m. Rõ ràng, sân FIBA nhỏ hơn ở NBA và điều đó mang lại lợi thế cho bên phòng thủ khi dễ dàng bịt kín các khoảng trống hơn.
Cự ly khu vực ba điểm
Cùng với sân lớn hơn, vạch ba điểm của NBA cũng cách xa rổ hơn so. Sân FIBA khoảng cách từ rổ đến vạch ba điểm là 6m75. Trong khi đó, sân NBA khoảng cách là 7m24. Do đó những cú ném ba điểm ở NBA sẽ khó hơn so với FIBA, đây là điều khiến các tân binh đến với NBA gặp nhiều khó khăn để thích nghi.
Thời gian thi đấu
Mỗi hiệp đấu ở NBA kéo dài 12 phút, trong khi mỗi hiệp thi đấu của FIBA dài 10 phút. Thời gian hiệp phụ kéo dài 5 phút trong cả hai hệ thống bóng rổ.
Dự đoán kết quả bóng rổ tại ĐÂY
Timeouts (Hội ý)
Tại NBA, mỗi đội có 7 lần timeouts theo thời gian quy định. Mỗi đội được giới hạn không quá 4 timeouts trong hiệp 4 và hai timeouts chờ cho mỗi đội sau ba phút của hiệp 4.
Trong hiệp phụ, mỗi đội được phép timeouts hai lần. Ngoài ra, huấn luyện viên không phải là những người duy nhất có thể yêu cầu timeouts ở NBA. Các cầu thủ cũng được phép gọi timeouts, miễn họ là bên đang cầm bóng.
Trong luật bóng rổ FIBA , quy tắc timeouts đơn giản hơn một chút. Mỗi đội có thể sử dụng hai timeouts trong hiệp một và ba timeouts trong hiệp hai. Mỗi đội bị giới hạn 2 timeouts vào cuối hiệp, khi chỉ còn 2 phút.
Mỗi đội chỉ có một timeouts cho mỗi hiệp phụ và thời gian timeouts sẽ không cộng dồn trong trường hợp có nhiều hiệp phụ được thi đấu. Ngoài ra, chỉ có huấn luyện viên trưởng mới có thể yêu cầu tạm dừng theo luật bóng rổ FIBA.
Lỗi và các loại lỗi
Giới hạn phạm lỗi cá nhân ở NBA được đặt ra là 6, trong khi FIBA chỉ cho phép mỗi cầu thủ phạm 5 lỗi. Lỗi kỹ thuật tồn tại trong cả hai bộ luật. Tuy nhiên, lỗi kỹ thuật không được coi là lỗi cá nhân ở NBA, trong khi FIBA thì tính vào tổng số lỗi của cầu thủ đó.
Lỗi Flagrant 1 (Cố ý cấp độ 1) và lỗi Flagrant 2 không tồn tại trong FIBA. Thay vào đó, những lỗi đó đều là lỗi phản tinh thần thể thao. Trong hầu hết các trường hợp, chúng tương tự như lỗi Flagrant 1. Tuy nhiên với những trường hợp ra tay ác ý, cầu thủ vẫn bị truất quyền thi đấu.
Những tình huống cầu thủ phòng ngự không nhắm vào bóng khi cố gắng thực hiện một động tác phòng thủ sẽ bị xem là lỗi phản tinh thần thể thao. Từ mùa giải 2022/23, NBA cũng áp dụng luật này giống FIBA.
Một cầu thủ sẽ bị truất quyền thi đấu nếu bị thổi 2 lỗi kỹ thuật hoặc 2 lỗi phản tinh thần thể thao trong một trận đấu. Những đội bị thổi lỗi phản tinh thần thể thao sẽ phải chịu 2 quả ném phạt và mất quyền kiểm soát bóng, tương tự lỗi Flagrant ở NBA.
Goaltending và Interference
Trong cả hai bộ luật, điểm số đều không được tính nếu một cầu thủ chặn cú ném của đối phương sau khi bóng đã bắt đầu đi xuống và chưa chạm vành rổ (tình huống Goaltending).
Tuy nhiên, các cầu thủ không thể chạm vào bóng khi nó ở phía trên vành rổ và trong hình trụ tưởng tượng ở NBA, cầu thủ can thiệp sẽ bị thổi lỗi Interference. Trong khi đó, luật FIBA không có lỗi Interference và các cầu thủ được phép tác động vào bóng ngay sau khi nó chạm vào vành rổ, bất chấp bóng đã rời khỏi vành rổ hay hình trụ tưởng tượng hay chưa.
Luật Jump ball
Trận đấu bắt đầu bằng một pha jump ball ở cả FIBA và NBA. Tuy nhiên, luật FIBA quy định rằng nếu xảy ra tình huống tranh chấp bóng trong trận đấu, các cầu thủ sẽ không thực sự jump ball để tranh quyền kiểm soát bóng. Thay vào đó, quyền sở hữu sẽ được trao cho đội theo luật sở hữu luân phiên.
Nếu một đội bắt đầu trận đấu với quả bóng, đội đối phương sẽ sở hữu quả bóng ở lượt tranh chấp đó tiếp theo. Nếu không có tình huống như vậy xảy ra trong hiệp đấu, đội nói trên sẽ bắt đầu hiệp tiếp theo và quyền sở hữu luân phiên đổi bên.
Play reviews - Xem lại tình huống
FIBA không có Coach Challenge dành cho huấn luyện viên như NBA. Các quyết định có xem lại băng ghi hình để quyết định tình huống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các trọng tài. Thông thường các trọng tài sẽ yêu cầu xem lại khi muốn đưa ra lỗi cá nhân, phản tinh thần thể thao hoặc bị truất quyền thi đấu.
Luật 3 giây phòng thủ
Luật này cấm một cầu thủ không được ở trong khu vực paint quá 3 giây. Tuy nhiên NBA cấm cầu thủ không được ở trong khu vực paint quá 3 giây khi tấn công lẫn phòng ngự. Trong khi đó, FIBA chỉ cấm cầu thủ tấn công, còn phòng thủ thì không.
XEM THÊM: Các cầu thủ NBA thi đấu ở FIBA World Cup 2023