Tháng 03/2013, Dortmund khi đó đang tận hưởng những tháng ngày đỉnh cao trong lịch sử. Họ vừa giành cú đúp Bundesliga và Cúp Quốc gia Đức mùa trước, và đang thi đấu thăng hoa ở Champions League. Đội bóng của Jurgen Klopp khi đó đánh bại cả Man City và Real Madrid tại Signal Iduna Park, và đã lọt vào đến tứ kết. Họ trở thành hiện tượng được yêu mến khắp châu Âu.
Để rồi, tất cả bắt đầu khi ông Michael Zorc, khi đó là Giám đốc Thể thao của Dortmund, nhận được cuộc gọi từ Volker Struth, người đại diện của Mario Gotze. Cuộc điện thoại chỉ là một thông báo ngắn gọn, nhưng lại là điều gây sốc với Dortmund, khi Struth cho biết Bayern Munich sẽ kích hoạt điều khoản giải phóng hợp đồng của Mario Gotze.
Dortmund không chỉ bất lực, mà còn để mất đi một trong những tài năng vĩ đại nhất từng trưởng thành từ lò đào tạo của câu lạc bộ. Mario Gotze gia nhập Dortmund khi mới 9 tuổi, ra mắt đội Một năm 16 tuổi và là trụ cột không thể thay thế ở thời điểm đó, khi anh mới 21 tuổi.
Theo hồi ức của Volker Struth trong cuốn tự truyện My Moves, Michael Zorc đã yêu cầu ông gọi lại sau vài phút. Ở cuộc gọi thứ hai, đó là sự bức xúc không thể kìm nén, và Volker Struth đã phải nhận một cơn tam bành từ vị lãnh đạo của Dortmund.
— Transfersthathappened (@actualtransfers) March 2, 2025
Thương vụ chiêu mộ Mario Gotze đến từ việc Bayern Munich bổ nhiệm Pep Guardiola vào ghế huấn luyện viên trong mùa hè năm 2013. Vị chiến lược gia người Tây Ban Nha đưa ra hai yêu cầu đầu tiên, bao gồm chiêu mộ Thiago Alcantara và Neymar. Bayern Munich chỉ đáp ứng yêu cầu đầu tiên, và e ngại phí chuyển nhượng khổng lồ của Neymar, cũng như khả năng thích nghi của cầu thủ này với bóng đá Đức.
Đó cũng là thời điểm mà Mario Gotze được đề xuất thay thế. Gotze sinh ra ở vùng Bavaria, và là fan của Bayern từ nhỏ. Thậm chí, cơ hội được làm việc cùng với Pep Guardiola chính là lý do lớn nhất khiến Gotze không thể từ chối lời đề nghị vào mùa hè năm đó.
Vài ngày sau cuộc gọi ấy, Struth và Gotze có cuộc nói chuyện với Klopp và Zorc tại một khu vực riêng tư. Dortmund khi đó thuyết phục Gotze ở lại, cũng như sẵn sàng cho anh vị trí trung tâm của kế hoạch dài hạn. Nhưng mọi lời đề nghị đều vô ích, và Gotze gia nhập Bayern Munich vào hè 2013 với giá 37 triệu euro.
Trong nhiều năm trước đó, nhiều ý kiến cho rằng Bayern Munich có chiến lược chuyển nhượng không chỉ để tăng cường lực lượng, mà còn nhằm làm suy yếu các đối thủ trực tiếp ở Bundesliga. Thương vụ Mario Gotze xảy ra trong bối cảnh Bayern Munich không thật sự cần mẫu cầu thủ như vậy càng củng cố cho quan điểm ấy. Thực tế, Gotze không phải cầu thủ đầu tiên được Bayern chiêu mộ theo kiểu như vậy, mà gã khổng lồ xứ Bavaria đã làm như vậy từ lâu.
Trong cuốn sách có tựa đề Bayern: Creating a Global Superclub (Tạm dịch: Bayern: Hành trình tạo dựng siêu đội bóng toàn cầu), nhà sử học bóng đá Uli Hesse nhắc đến thương vụ Karl Del’Haye chuyển từ Monchengladbach sang Bayern năm 1980, chính là lần đầu tiên mà quan điểm trên được đề cập.
Trong thập niên 80 đến những năm 90 của thế kỷ trước, Bayern liên tục chiêu mộ những trụ cột từ đối thủ: Lothar Matthaus, Andreas Brehme, Olaf Thon, Stefan Reuter, Jurgen Kohler, Stefan Effenberg, Thomas Helmer, Oliver Kahn, Mehmet Scholl, Mario Basler, Giovane Elber... Sang những năm 2000, họ chiêu mộ Michael Ballack, Lucio, Ze Roberto từ Leverkusen, Lukas Podolski từ Koln, Miroslav Klose từ Bremen, Mario Gomez từ Stuttgart, Neuer và Goretzka từ Schalke, Mandzukic từ Wolfsburg, và Gotze, Hummels, Lewandowski từ chính Dortmund.
DỰ ĐOÁN BÓNG ĐÁ TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY
— SPORF (@Sporf) January 20, 2019
Với hàng loạt thương vụ kiểu như vậy, không ngạc nhiên khi Bayern Munich bị xem là đội bóng có xu hướng "mua để triệt tiêu sức cạnh tranh của đối thủ".
Khi Bayer Leverkusen vô địch Bundesliga lần đầu tiên vào tháng 04/2024, tạp chí 11Freunde châm biếm bằng một danh sách chuyển nhượng gồm 17 thành viên đội Một, bao gồm cả huấn luyện viên Xabi Alonso, còn Thomas Tuchel bị giáng chức thành người "bưng trà, rót nước" cho những người mới đến. Tất nhiên, Bayern Munich không chiêu mộ toàn bộ đội hình. Nhưng rõ ràng, họ đã có những sự quan tâm dành cho Jonathan Tah và nhất là Florian Wirtz, viên ngọc đáng giá nhất của Leverkusen hiện tại.
Với Wirtz, đó là câu chuyện dễ hiểu. Ở tuổi 21, anh đang là một trong những tài năng xuất chúng nhất của bóng đá Đức, và Bayern không theo đuổi anh mới là điều bất thường. Tuy nhiên, mọi thứ không còn đơn giản như trước.
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ BUNDESLIGA TẠI ĐÂY
Vì sao các cầu thủ ngôi sao ở Bundesliga lựa chọn gia nhập Bayern Munich?
Tại Bundesliga, Bayern Munich là đội bóng duy nhất sở hữu sức mạnh tài chính và số danh hiệu vượt trội so với phần còn lại, nghiễm nhiên trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của các cầu thủ quốc nội. Với các cầu thủ Đức hoặc cầu thủ đang chơi tại Đức nhưng không muốn ra nước ngoài, Bayern chính là lựa chọn hàng đầu.
Câu chuyện này không hề xảy ra ở Ngoại hạng Anh, khi có đến 5-6 đội bóng hoặc hơn sở hữu tiềm lực và môi trường lý tưởng cho sự phát triển của cầu thủ. Jack Grealish từ Aston Villa sang Man City, Declan Rice lựa chọn Arsenal sau khi rời West Ham. Thậm chí, Anthony Gordon cũng lựa chọn Newcastle sau Everton. Nếu cả 3 cầu thủ này ở Đức, có thể họ sẽ đều lựa chọn Bayern Munich.

Tuy nhiên, Bayern Munich lại thường xuyên tạo ra cảm giác "gây hấn" với các đội bóng còn lại. Tháng 02/2024, cựu CEO của Bayern, ông Karl-Heinz Rummenigge công khai tuyên bố trên báo chí rằng: "Mục tiêu của chúng tôi là chiêu mộ Wirtz. Tất cả mọi người ở Bayern đều đồng ý rằng cậu ấy là cầu thủ chúng tôi cần". Trước đó, Chủ tịch danh dự Uli Hoeness cũng gọi Wirtz là "giấc mơ" của đội bóng.
Đáng nói là những phát biểu này được đưa ra ngay trước trận đấu giữa Bayern và Leverkusen. Giám đốc Thể thao Simon Rolfes tỏ ra bực dọc: "Tôi không quan tâm. Bayern luôn làm vậy trước những trận lớn. Khi tôi 10 tuổi đã thấy họ làm thế rồi".
DỰ ĐOÁN BUNDESLIGA TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY
Thời thế thay đổi: Khi Bayern Munich không còn là sự ưu tiên của các cầu thủ tại Đức
Trong quá khứ, Bayern từng bị giới hạn bởi quy tắc "3 ngoại binh", khiến họ phải tập trung vào nguồn nhân lực trong nước. Bên cạnh đó, Bundesliga thời đó không đủ sức giữ chân ngôi sao trước sự cám dỗ từ Serie A, La Liga hay Premier League.
Từ năm 1998, khi bóng đá Đức bước vào giai đoạn thương mại hóa và áp dụng quy định 50+1, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Nhưng so với phần còn lại của châu Âu, họ vẫn chậm chân. Bayern khi ấy chưa thể vươn ra thị trường quốc tế, nên việc thống trị sân nhà là điều dễ hiểu.
Giờ đây, Bayern Munich vẫn thường xuyên khai thác nguồn cầu thủ nội địa từ những đội bóng yếu hơn, nhưng họ đã không còn chiếm thế thượng phong như trước. Từ năm 2020, họ chỉ thực hiện vài thương vụ lấy người từ đối thủ cạnh tranh, như Sabitzer, Upamecano từ Leipzig. Trước đó là Pavard, Sule, Rudy, Wagner... Trong khi đó, những ngôi sao sáng nhất như như Bellingham, Sancho, Haaland (Dortmund), Havertz (Leverkusen), Gvardiol, Szoboszlai, Olmo (Leipzig) đều đã chọn sang Anh hoặc Tây Ban Nha.
— Fabrizio Romano (@FabrizioRomano) June 7, 2023
Ngay cả khi Bayern từng muốn có Mesut Ozil (2010) hay Khedira (Stuttgart), họ vẫn không thể giữ chân những cầu thủ này ở lại Bundesliga. Một phần vì sức hút từ Real Madrid, một phần vì Premier League quá giàu có, với sức mạnh tài chính vượt trội nhiều giải đấu tại châu Âu.
Những trường hợp này cũng là minh chứng cho thấy, Bayern Munich không còn là "kẻ thống trị" trong thị trường chuyển nhượng tại Đức. Các cầu thủ có nhiều lựa chọn hơn, và Bayern Munich sẽ phải lựa chọn cách tiếp cận mới, ví dụ như thương vụ Harry Kane để duy trì sức cạnh tranh tại lục địa già.
Lược dịch từ bài viết của TheAthletic.
XEM THÊM: Bayern vô địch C1 mấy lần, vào năm nào? Thành tích của Hùm xám ở Champions League